ĐAU ĐẦU Ở TRẺ EM
Trẻ em có thể bị các loại đau đầu nào?
Đau đầu phổ biến ở trẻ em. Hai loại đau đầu phổ biến nhất ở trẻ em là:
- Đau đầu áp lực. Đau đầu áp lực do tăng áp lực ở cả hai bên phải và trái của đầu. Đau đầu áp lực thường không làm trẻ bị hạn chế các hoạt động hàng ngày, như đi học.
- Đau đầu migraine. Đau đầu migraine thường khởi phát nhẹ và sau đó nặng dần. Đau đầu có thể ảnh hưởng một bên đầu hoặc cả hai bên. Đau đầu migraine có thể làm cho trẻ mệt, nôn mửa hoặc làm cho trẻ nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh. Đau đầu migraine có thể làm rối loạn thị lực tạm thời. Chẳng hạn, trước cơn migraine xảy ra một số trẻ có thể thấy các chấm hoặc ánh sáng màu. Khi trẻ bị cơn migraine, trẻ thường không có khả năng làm các hoạt động hàng ngày, như đi học.
Trẻ em cũng có khuynh hướng bị đau đầu khi trẻ bị cảm lạnh, bị cúm, bị đau họng hoặc bị viêm xoang.
Trong những trường hợp ít xảy ra hơn, đau đầu ở trẻ em có nguyên nhân do nhiễm trùng nặng (như viêm màng não), tăng huyết áp nặng hoặc u não.
Tôi có nên đưa con của tôi đi khám bệnh hay không?
Hãy đưa con của bạn đi khám bệnh ngay (không cho bất kỳ loại thuốc nào) nếu trẻ bị đau đầu:
- Khởi phát sau một chấn thương đầu.
- Làm cho trẻ thức giấc.
- Đột ngột, nặng, xảy ra kèm các triệu chứng khác, như là:
- Nôn mửa.
- Đau cổ hoặc cứng cổ.
- Nhìn đôi hoặc thay đổi thị lực.
- Lú lẫn.
- Mất thăng bằng.
- Sốt ≥380 C.
Bạn cũng nên đưa con của bạn đi khám bệnh nếu trẻ:
- Đau đầu kéo dài hơn 1 tháng.
- Trẻ nhỏ hơn 6 tuổi bị đau đầu.
- Bị đau đầu và một số bệnh nội khoa như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh rối loạn đông máu, bệnh miễn dịch, bệnh di truyền, bệnh tim hoặc ung thư.
Điều gì có thể làm cho trẻ bị đau đầu?
Đôi khi, đau đầu có thể bị khởi phát bởi một số loại thức ăn hoặc bởi những việc do trẻ làm.
Một số yếu tố phổ biến khởi phát đau đầu:
- Bỏ bữa ăn.
- Không uống đủ nước.
- Uống quá nhiều cà phê hoặc uống ít cà phê hơn so với hàng ngày.
- Ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít.
- Bị stress.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UpToDate 2024