DẬY THÌ MUỘN

Dậy thì muộn là gì?

Dậy thì là thuật ngữ để chỉ những thay đổi của cơ thể xảy ra khi trẻ em thành người trưởng thành. Dậy thì muộn khi trẻ em bắt đầu dậy thì muộn hơn nhiều so với bình thường. Những thay đổi của cơ thể khi dậy thì muộn tương tự như những thay đổi khi dậy thì bình thường. Dậy thì thường bắt đầu từ 9 đến 12 tuổi ở trẻ gái và từ 10 đến 13 tuổi ở trẻ trai. Dậy thì muộn nếu:

- Trẻ gái không có bất kỳ dấu hiệu nào của dậy thì lúc 12 tuổi. Thông thường, dấu hiệu dậy thì đầu tiên ở trẻ gái là ngực lớn.

- Trẻ trai không có bất kỳ dấu hiệu nào của dậy thì lúc 14 tuổi. Thông thường, dấu hiệu dậy thì đầu tiên ở trẻ trai là tinh hoàn lớn hơn.

Nguyên nhân của dậy thì muộn là gì?

Nguyên nhân dậy thì do các hormone trong cơ thể.

- Não sản xuất ra hormone khởi phát dậy thì. Những hormone này đi xuống các tinh hoàn ở trẻ trai hoặc các buồng trứng ở trẻ gái.

- Các hormone não gởi tín hiệu cho các tinh hoàn sản xuất ra hormone được gọi là testosterone. Các hormone não gởi tín hiệu cho các buồng trứng sản xuất ra hormone được gọi là estrogen. Testosterone và estrogen gây ra các thay đổi của cơ thể.

Dậy thì muộn có thể xảy ra nếu quá trình này xảy ra không đúng lúc. Nhưng điều này không có nghĩa là đứa trẻ bị bệnh. Một số trẻ bắt đầu dậy thì muộn vì:

- Trẻ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác. Điều này có thể bình thường.

- Dậy thì muộn thường có tính chất gia đình. Nếu ba mẹ dậy thì muộn, những đứa con cũng có thể dậy thì muộn. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ trai. Một số trẻ khác dậy thì muộn vì bệnh lý. Những bệnh này có thể là:

- Bị bệnh kéo dài.

- Phát triển bất thường hoặc bị bệnh về não, buồng trứng hoặc tinh hoàn.

- Các bệnh về gen.

Trẻ em (đặc biệt trẻ gái) cũng có thể bắt đầu dậy thì nếu trẻ quá ốm, ăn không đủ hoặc làm việc quá nặng.

Con của tôi có cần làm xét nghiệm hay không?

Có. Nếu con của bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào của dậy thì, hãy đi khám. Bác sĩ sẽ hỏi bạn và con của bạn, khám bệnh. Họ cũng có thể làm:

- Các xét nghiệm máu.

- Chụp x quang của một bàn tay và cổ tay của con bạn. Phim x quang này cho thấy con của bạn phát triển nhanh hay chậm như thế nào.

Tùy thuộc vào kết quả của xét nghiệm này, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm khác. Những xét nghiệm này có thể là các xét nghiệm máu hoặc chụp CT, siêu âm hoặc các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác của não, bụng của con bạn. Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm lại sau một thời gian. Điều này cho phép bác sĩ theo dõi sự tăng tưởng và phát triển của con bạn.

Dậy thì muộn được điều trị bằng cách nào?

Điều trị tùy thuộc vào tuổi của con bạn và nguyên nhân của dậy thì muộn.

- Dậy thì muộn vì bệnh. Bác sĩ sẽ điều trị bệnh nếu có thể. Những điều trị khác nhau có thể là thuốc (như hormone) hoặc phẫu thuật. Sau khi được điều trị, con của bạn sẽ bắt đầu dậy thì.

- Nếu con của bạn khỏe mạnh nhưng phát triển chậm hoặc nếu dậy thì muộn có tính gia đình, có thể không cần thiết điều trị ngay. Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi và đợi dậy thì có thể tự bắt đầu.

Một số trẻ em (hầu hết trẻ trai) khỏe mạnh nhưng phát triển chậm được điều trị bằng hormone để giúp bắt đầu dậy thì. Bác sĩ thường khuyến cáo cách này chỉ nếu dậy thì muộn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ.

- Nếu trẻ bị thiếu cân hoặc gắng sức quá nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn cách giúp con bạn đạt cân nặng khỏe mạnh và có lối sống khỏe mạnh.

Tôi có thể làm cách nào khác để giúp con của tôi?

Bạn có thể giúp con của bạn tự tin với chính mình. Hãy chỉ ra những điểm mạnh của trẻ thay cho chú trọng vào cơ thể. Một số trẻ bắt đầu dậy thì muộn có thể có thời gian khó khăn để thích nghi vì trẻ trông nhỏ hơn so với những trẻ khác cùng tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

UpToDate 2024