VIÊM THANH QUẢN
Viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản là thuật ngữ y khoa để chỉ khi dây thanh âm của bạn bị viêm. Viêm thanh quản thường làm cho giọng của bạn bị khàn. Ngay cả bệnh có thể làm cho giọng của bạn bị mất hoàn toàn.
Nguyên nhân của viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản có thể có nguyên nhân do:
- Cảm lạnh hoặc các nhiễm trùng khác ảnh hưởng thanh quản.
- La hét hoặc sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều.
- Hít những chất hóa học mạnh như các chất tẩy rửa hoặc xăng dầu.
- Uống quá nhiều rượu hoặc hút thuốc.
- Trào ngược acid, khi acid từ dạ dày bị trào ngược lên họng.
Cũng có các bệnh nội khoa, ngoài viêm thanh quản có thể làm cho giọng của bạn bị khàn hoặc làm cho bạn bị mất giọng. Chẳng hạn, bệnh nhân bị các triệu chứng này vì:
- Phát triển bất thường trên dây thanh âm.
- Bệnh cơ ảnh hưởng thanh quản.
- Ung thư thanh quản.
Có cách nào để tôi tự làm hết viêm thanh quản hay không?
Có. Có nhiều cách bạn có thể tự làm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm thanh quản.
- Nếu viêm thanh quản xảy ra vì bạn sử dụng giọng nói quá nhiều, hãy để giọng của bạn nghỉ. Nếu bạn là ca sĩ hoặc cần sử dụng giọng của bạn để làm việc, bạn có thể cần các bài tập sử dụng giọng nói. Thầy giáo có kinh nghiệm có thể giúp bạn bảo vệ giọng của bạn và tránh sử dụng giọng nói quá mức.
- Nếu viêm thanh quản do uống rượu quá nhiều, hãy hạn chế uống rượu. Nếu viêm thanh quản có liên quan do hút thuốc, cách tốt nhất bạn có thể làm là bỏ hút thuốc.
- Nếu viêm thanh quản do hít các chất hóa học mạnh, hãy tránh các chất hóa học đó. Nếu bạn cần có khói quanh bạn, hãy đảm bảo có nhiều không khí trong lành đi vào và mang khẩu trang “hô hấp”. Nếu bạn làm việc gần các chất khói hóa học làm cho giọng của bạn bị khàn, hãy nói với chủ của bạn về việc đeo khẩu trang và sử dụng quạt thông khí.
- Nếu viêm thanh quản do trào ngược acid, từng bước tránh trào ngược acid. Chẳng hạn:
- Sử dụng các thuốc điều trị trào ngược acid, nếu bác sĩ khuyến cáo bạn sử dụng.
- Tránh các thức ăn làm cho các triệu chứng của bạn bị nặng thêm (rượu, cà phê, sô cô la).
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ hút thuốc.
- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày, hơn là ăn 2-3 bữa ăn lớn.
- Không nằm xuống ít nhất 3 giờ sau khi ăn, đặc biệt sau bữa ăn lớn.
Tôi có nên đi khám bệnh hay không?
Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn đã kéo dài bao lâu và các triệu chứng khác bạn có ngoài khàn giọng.
Hầu hết mọi người bị viêm thanh quản tự khá lên sau hai đến ba tuần. Nếu giọng của bạn bị khàn kéo dài hơn hai tuần và dường như bạn không khá hơn, hãy đi khám bệnh.
Bạn cũng nên đi khám bệnh nếu bạn bị đau họng và:
- Bạn bị sốt ≥38,40C (1010F).
- Nếu đau họng nặng và không cải thiện sau năm đến bảy ngày.
Tôi có cần làm xét nghiệm hay không?
Có thể. Nếu bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, bạn có thể cần xét nghiệm. Chẳng hạn, bạn có thể cần nội soi thanh quản, đó là bác sĩ đưa một ống nhỏ có gắn camera nhỏ vào thanh quản của bạn để khảo sát thanh quản của bạn.
Viêm thanh quản được điều trị bằng cách nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm thanh quản. Nếu viêm thanh quản do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng nhẹ, bạn có thể không cần điều trị. Nếu nguyên nhân khác gây viêm thanh quản, bạn có thể cần điều trị, tùy thuộc vào tình huống.
Điều gì xảy ra nếu con của tôi bị viêm thanh quản?
Một số nguyên nhân tương tự gây viêm thanh quản ở người lớn cũng có thể gây viêm thanh quản ở trẻ em. Chẳng hạn, trẻ em có thể bị viêm thanh quản vì nhiễm trùng thanh quản, cảm lạnh, trào ngược acid hoặc vì trẻ sử dụng giọng nói quá nhiều. Nhưng ở trẻ em, giọng khàn có thể có nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn, đôi khi trẻ bị u trên dây thanh âm, hoặc bị bệnh bẩm sinh ảnh hưởng thanh quản.
Hãy đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu con của bạn bị khó thở hoặc bị đau hoặc có các triệu chứng khác dường như ngày càng nặng hơn. Bạn cũng phải đưa trẻ đi khám bệnh nếu trẻ bị viêm thanh quản kéo dài trên hai tuần hoặc viêm thanh quản bị nặng hơn hoặc viêm thanh quản làm cho con của bạn khó giao tiếp với người khác. Nếu con của bạn bị viêm thanh quản hoặc khó chịu ở họng hoặc đau tái phát sau khi đã lành bệnh, hãy đưa trẻ đi khám bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UpToDate 2024