THIẾU VITAMIN D

Hypovitaminosis D

Thiếu vitamin D là tình trạng nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn mức bình thường, ảnh hưởng đến chuyển hoá canxi và sức khỏe xương. Đây là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ em, người ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc có chế độ ăn kém.

Nguyên nhân chính:

·                     Thiếu phơi nắng: ánh nắng mặt trời giúp da tổng hợp vitamin D.

·                     Chế độ ăn thiếu vitamin D: đặc biệt ở người ăn chay nghiêm ngặt, trẻ bú mẹ hoàn toàn mà không bổ sung thêm vitamin D.

·                     Rối loạn hấp thu: bệnh lý ruột non, cắt dạ dày/ruột, bệnh gan hoặc thận mạn.

·                     Sử dụng thuốc: thuốc chống động kinh, rifampicin, glucocorticoid.

Triệu chứng:

Thường âm thầm, chỉ biểu hiện khi thiếu nặng:

·                     Ở trẻ em: còi xương, chậm mọc răng, chậm biết đi.

·                     Ở người lớn: đau xương, yếu cơ, mệt mỏi, loãng xương.

·                     Ở người già: tăng nguy cơ té ngã, gãy xương.

Chẩn đoán:

·                     25(OH)D huyết thanh là chỉ số phản ánh tốt nhất tình trạng vitamin D:

o                  < 12 ng/mL: thiếu nặng.

o                  12–20 ng/mL: thiếu.

o                  20 ng/mL: đủ (một số tổ chức khuyến nghị >30 ng/mL).

Điều trị:

·                     Bổ sung vitamin D:

o                  Dạng D2 hoặc D3 đường uống.

o                  Liều phụ thuộc mức độ thiếu, tuổi và nguy cơ.

·                     Theo dõi lại sau 3–6 tháng để đánh giá hiệu quả.

Phòng ngừa:

·                     Tiếp xúc ánh sáng mặt trời 10–30 phút/ngày (tùy loại da, mùa).

·                     Bổ sung qua thực phẩm: cá béo (cá hồi, cá thu), trứng, gan, sữa tăng cường.

·                     Ở nhóm nguy cơ cao, có thể cần bổ sung định kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

UpToDate 2025