BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI Ở TRẺ EM
Bệnh cơ tim phì đại là gì?
Bệnh cơ tim phì đại là bệnh làm cho cơ tim quá dày. Bệnh này có thể gây khó thở, đau ngực và các triệu chứng khác. Bệnh cơ tim phì đại thường do bất thường gen trong gia đình.
Các triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại ở trẻ em như thế nào?
Một số trẻ không có triệu chứng. Các trẻ còn lại có triệu chứng.
Đôi khi người bị bệnh cơ tim phì đại có tiếng thổi ở tim. Đây là âm thanh bác sĩ có thể nghe được ở tim nhờ ống nghe.
Trẻ nhỏ có thể có các triệu chứng, như:
- Mệt hơn bình thường.
- Thở nhanh.
- Ăn, bú kém.
Một số trẻ không có triệu chứng cho đến tuổi thanh thiếu niên (13-19 tuổi). Các triệu chứng có thể là:
- Cảm giác thở hụt hơi, đặc biệt trong khi gắng sức.
- Đau ngực. Thường đau nặng hơn trong khi gắng sức.
- Ngất hoặc cảm giác giống như ngất.
- Tim đánh trống ngực. Cảm giác này giống như tim đang nảy, đập mạnh hoặc nhanh hoặc nhịp tim cách quãng.
Có xét nghiệm nào cho bệnh cơ tim phì đại hay không?
Có. Các xét nghiệm để kiểm tra bệnh cơ tim phì đại bao gồm:
- Điện tâm đồ (ECG). Xét nghiệm này đo các hoạt động điện trong tim. ECG có thể cho thấy tim có đang đập theo kiểu và nhịp bình thường hay không. ECG cũng có thể cho thấy cơ tim bị dày.
- Siêu âm tim.
- Xét nghiệm gen.
- Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
Nếu con bạn bị bệnh cơ tim phì đại, cũng cần phải xét nghiệm cho tất cả các thành viên khác trong gia đình (anh, chị, em, ba, mẹ). Anh, chị, em thường cần được xét nghiệm hàng năm từ lúc 12 tuổi đến lúc 18 tuổi. Sau 18 tuổi, hầu hết mọi người chỉ cần xét nghiệm 5 năm/mỗi lần. Nếu con bạn có xét nghiệm gen bất thường, các thành viên khác trong gia đình cũng cần làm xét nghiệm gen.
Con của tôi có phải đi khám bác sĩ hay không?
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu con của bạn bị bệnh cơ tim phì đại hoặc có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên. Các triệu chứng có thể là: khó thở, đau ngực, ngất hoặc tim đánh trống ngực. Trẻ có thể ăn, bú kém hoặc chậm tăng cân. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm để quyết định con của bạn có cần được điều trị hay không.
Bệnh cơ tim phì đại ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Nếu con bạn không có triệu chứng, có thể không cần điều trị. Nếu có triệu chứng, điều trị bao gồm:
- Thuốc làm chậm tần số tim.
- Đặt máy “khử rung” cấy dưới da gần tim để kiểm soát nhịp tim bất thường.
- Phẫu thuật. Phẫu thuật để cắt 1 phần cơ tim gây hẹp đường tống máu của tim.
Tôi có thể làm gì để giúp con của tôi?
Có. Bạn có thể:
- Hỏi bác sĩ loại thể dục nào an toàn cho con của bạn. Tập thể dục rất nặng có thể nguy hiểm hoặc ngay cả đe dọa tính mạng cho trẻ bị bệnh cơ tim phì đại. Nhưng tập thể dục nhẹ nhàng có thể an toàn cho mọi bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại.
- Phải đảm bảo con của bạn được tiêm đầy đủ các loại vaccine.
- Hỏi bác sĩ con của bạn phải uống bao nhiêu nước. Người bị bệnh cơ tim phì đại có thể bị ngất khi họ uống không đủ nước. Nhưng một số bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại cần phải cẩn thận nếu sử dụng nhiều muối và nhiều nước.
Cuộc sống của con tôi sẽ như thế nào?
Con của bạn cần được khám định kỳ, làm xét nghiệm, uống thuốc hoặc được điều trị khác. Trẻ cần phải tránh một số hoạt động.
Một số người bị bệnh cơ tim phì đại bị biến chứng tim nghiêm trọng. Nhưng hầu hết mọi người đều có khả năng sống một cuộc sống bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UpToDate 2024
Tim phía bên trái bình thường. Tim phía bên phải là bệnh cơ tim phì đại. Bệnh này làm cho thành của các buồng tim phía dưới (gọi là tâm thất) bị dày.