PHÂN CÓ MÁU Ở TRẺ EM
Máu trong phân có thể đến từ:
- Đường tiêu hóa dưới. Phổ biến nhất. Đường tiêu hóa dưới bao gồm ruột già, trực tràng, hậu môn.
- Đường tiêu hóa trên. Ít gặp. Đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non. Khi có nguyên nhân này, phân có thể có màu đen.
- Mũi hoặc họng. Chẳng hạn, trẻ bị chảy máu mũi và nuốt một phần máu.
Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Nhưng bạn nên đưa con bạn đi khám bệnh để được chẩn đoán chắc chắn.
Nguyên nhân của phân có máu ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân ở trẻ nhỏ có thể:
- Nứt hậu môn. Có những đường rách ở da hậu môn. Thường do phân lớn và cứng.
- Bệnh gây khó tiêu hóa sữa hoặc sữa đậu nành. Nguyên nhân này thường xảy ra nhất khi trẻ bắt đầu uống sữa công thức. Bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ đang bú mẹ, nếu mẹ có uống sữa bò hoặc sữa đậu nành.
- Nhiễm trùng do virus hoặc do vi khuẩn hoặc bị ngộ độc thức ăn.
- Bị bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Trẻ nuốt máu từ mũi hoặc từ miệng.
Một số loại thức ăn hoặc thuốc có thể làm cho phân giống như có máu, mặc dù thật sự không có máu.
Tôi có nên đưa con của tôi đi khám bệnh hay không?
Có. Nếu bạn thấy máu trong tã hoặc trong phân của trẻ, hãy đưa con của bạn đi khám bệnh.
Con của tôi có cần làm xét nghiệm hay không?
Bác sĩ sẽ quyết định loại xét nghiệm tùy thuộc vào tuổi của trẻ và các triệu chứng khác kèm theo.
Các xét nghiệm có thể là:
- Khám trực tràng. Bác sĩ nhìn bên ngoài hậu môn của trẻ. Bác sĩ có thể sử dụng ngón tay để sờ bên trong.
- Xét nghiệm phân. Lấy mẫu phân làm xét nghiệm.
- Xét nghiệm máu. Để kiểm tra trẻ có bị mất nhiều máu hay không. Để kiểm tra các bệnh khác.
- Nội soi đại tràng. Trong quá trình làm nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để nhìn dưới kính hiển vi.
- Nội soi đường tiêu hóa trên. Trong quá trình làm nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô nếu cần.
Đôi khi, có thể làm thêm các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân máu trong phân.
Máu trong phân được điều trị bằng cách nào?
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, chẳng hạn:
- Nếu con của bạn bị nứt hậu môn, thường do phân lớn hoặc phân cứng. Bạn có thể thử cho con của bạn ăn nhiều trái cây và chất xơ. Chất xơ phổ biến trong trái cây, rau, ngũ cốc ăn sáng. Nếu con của bạn bị táo bón, hãy báo bác sĩ.
- Nếu bác sĩ chẩn đoán con của bạn có thể đang bị phản ứng với sữa bò hoặc sữa đậu nành, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về cách loại bỏ sữa bò hoặc sữa đậu nành khỏi chế độ ăn của trẻ.
Nếu bác sĩ tìm thấy nguyên nhân nặng hơn gây chảy máu cho trẻ, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn các khả năng điều trị.
Tôi nên theo dõi các triệu chứng nào khác?
Một số triệu chứng khác có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân phân có máu. Một số triệu chứng là dấu hiệu của bệnh nặng, vì vậy điều quan trọng nên đi khám bệnh. Các triệu chứng này là:
- Tiêu chảy.
- Đau bụng.
- Sốt, giảm cân hoặc nôn mửa.
- Ngứa hoặc đau hậu môn.
- Cảm giác đau hoặc bỏng khi đại tiện.
- Cảm giác muốn đại tiện nhưng không thể đại tiện.
- Phân có màu đen hoặc đỏ sẫm.
- Có máu trong phân trong thời gian dài hoặc bị tái phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UpToDate 2024