VIÊM SỤN TAI

Perichondritis

Viêm sụn tai (tên đầy đủ: viêm sụn vành taiauricular chondritis) là một tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính của sụn vành tai, thường gây đau, đỏ, sưng và biến dạng tai. Có thể gặp đơn độc hoặc là biểu hiện của một bệnh toàn thân hiếm gặp như viêm sụn tái phát (relapsing polychondritis – RP).

1. Nguyên nhân

Viêm sụn tai có thể chia làm hai nhóm chính:

a. Nguyên nhân nhiễm trùng

·                     Thường gặp sau chấn thương tai, xỏ khuyên tai không vô trùng, bỏng, phẫu thuật thẩm mỹ tai...

·                     Vi khuẩn thường gặp: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus

·                     Gây viêm sụn mủ, có thể hoại tử sụn và biến dạng tai (tai súp lơ)

b. Nguyên nhân không nhiễm trùng

·                     Viêm sụn tái phát (RP) – bệnh tự miễn mạn tính hiếm gặp, có thể ảnh hưởng:

o                  Tai (không có dái tai)

o                  Mũi (gây sụp mũi kiểu “sadle nose”)

o                  Khớp, mắt, khí quản, tim, thận...

·                     Liên quan các bệnh tự miễn khác như lupus, viêm mạch, viêm khớp dạng thấp

2. Chẩn đoán

a. Lâm sàng

·                     Sưng đỏ, đau vành tai (tránh dái tai – không có sụn)

·                     Có thể kèm sốt nếu do nhiễm trùng

·                     Trong RP: tái đi tái lại nhiều lần, có tổn thương sụn nơi khác

b. Cận lâm sàng

·                     Công thức máu, CRP, ESR: tăng nếu viêm

·                     Cấy mủ (nếu nghi nhiễm trùng)

·                     MRI tai: đánh giá mức độ tổn thương

·                     Sinh thiết sụn (trong RP)

·                     Xét nghiệm tự miễn (ANA, RF, HLA-DR4...)

3. Điều trị

a. Viêm sụn nhiễm trùng

·                     Kháng sinh phổ rộng (có hiệu lực với Pseudomonas) → ví dụ: ciprofloxacin

·                     Dẫn lưu mủ nếu có ổ áp xe

·                     Chăm sóc tại chỗ, tránh biến dạng tai

b. Viêm sụn tái phát (RP)

·                     Corticoid (prednisolone)

·                     Thuốc ức chế miễn dịch: methotrexate, azathioprine, cyclophosphamide (nặng)

·                     Theo dõi biến chứng khí phế quản, tim mạch

Biến chứng

·                     Tai súp lơ (do hoại tử và biến dạng sụn tai)

·                     Viêm sụn mũi, viêm khí quản (trong RP)

·                     Nhiễm trùng lan rộng (viêm mô tế bào)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

UpToDate 2025