BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra các nốt bọng nước ở trong miệng, nổi ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, đôi khi ở bộ phận sinh dục ngoài.

Một bệnh nhiễm trùng có liên quan, được gọi là bệnh viêm loét miệng gây các vết loét chỉ ở miệng và họng. Cả hai bệnh nhiễm trùng này thường hay ảnh hưởng ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể bị.

Bệnh tay chân miệng thường hồi phục trong vòng một tuần.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

Các triệu chứng chính là các nốt bọng nước trong miệng, ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, đôi khi ở bộ phận sinh dục ngoài. Chúng có thể là các nốt nhỏ hoặc bọng nước. Các nốt ở trong miệng có thể làm cho việc nuốt bị đau. Các vết loét ở lòng ban tay, lòng bàn chân cũng có thể đau. Có thể chỉ có vết loét ở một số nơi. Không phải tất cả mọi người đều có các vết loét ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng.

Bệnh tay chân miệng đôi khi gây sốt.

Bệnh tay chân miệng bị lây bằng cách nào?

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể phát tán theo các dịch cơ thể của người bị nhiễm trùng. Ví dụ virus có thể được tìm thấy trong:

- Dịch từ mũi.

- Nước bọt.

- Dịch từ các vết loét.

- Phân.

Người bị bệnh tay chân miệng hầu như có thể lây bệnh trong tuần đầu họ bị nhiễm bệnh. Nhưng virus có thể sống trong cơ thể họ hàng tuần hoặc ngay cả hàng tháng khi đã hết các triệu chứng.

Có xét nghiệm nào cho bệnh tay chân miệng hay không?

Có, nhưng thường không cần thiết phải làm. Bác sĩ có khả năng chẩn đoán con của bạn có bệnh tay chân miệng hay không bằng cách phát hiện các triệu chứng và khám.

Con bạn có nên đi khám bác sĩ hay không?

Bạn cần đưa trẻ đi khám sớm nếu thấy xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng dưới đây, để trẻ được chăm sóc, điều trị kịp thời.

1. Quấy khóc liên tục kéo dài:  trẻ quấy khóc liên tục hoặc đêm cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

2. Sốt cao trên 39 độ C và kéo dài trên 48 giờ, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến các biến chứng.

3. Giật mình nhiều: Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Bệnh tay chân miệng có thể được dự phòng như thế nào?

Điều quan trọng nhất để dự phòng lây bệnh này là rửa tay bằng xà phòng và nước. Dạy cho trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

Điều cũng quan trọng là giữ cho nhà bạn sạch, khử khuẩn mặt bàn, đồ chơi và các đồ vật mà trẻ có thể sờ đến.

Nếu con bạn bị bệnh tay chân miệng, bạn phải cho con bạn nghỉ học để tránh lây cho các trẻ khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

UpToDate 2024