TAI NHỎ

Dị tật tai nhỏ (Microtia)

1. Microtia là gì?

Microtia là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp, trong đó tai ngoài kém phát triển hoặc không phát triển hoàn toàn. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai, thường kèm theo mất thính lực dẫn truyền do ống tai ngoài và tai giữa cũng bị ảnh hưởng.

2. Phân loại microtia

Microtia được chia thành 4 mức độ:

·                     Độ I: Tai ngoài có hình dạng gần bình thường nhưng kích thước nhỏ hơn.

·                     Độ II: Tai ngoài bị biến dạng đáng kể, thường có một phần cấu trúc bình thường nhưng không đầy đủ.

·                     Độ III (thể phổ biến nhất): Tai ngoài chỉ còn lại một mẩu mô nhỏ, có thể kèm theo mất ống tai ngoài.

·                     Độ IV (Anotia): Hoàn toàn không có tai ngoài.

3. Nguyên nhân

Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được xác định, một số yếu tố có thể liên quan đến dị tật này:

·                     Yếu tố di truyền: Một số hội chứng di truyền có thể gây microtia (VD: hội chứng Treacher Collins, hội chứng Goldenhar).

·                     Tác nhân môi trường: Tiếp xúc với thuốc hoặc hóa chất trong thai kỳ (thalidomide, isotretinoin).

·                     Thiếu máu nuôi vùng tai trong quá trình phát triển bào thai.

4. Triệu chứng và ảnh hưởng

·                     Tai ngoài nhỏ hoặc biến dạng.

·                     Mất thính lực dẫn truyền do không có ống tai ngoài hoặc tai giữa kém phát triển.

·                     Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý, và khả năng giao tiếp của trẻ.

5. Chẩn đoán

·                     Lâm sàng: Quan sát hình dạng tai ngoài.

·                     Chẩn đoán hình ảnh: CT scan để đánh giá cấu trúc tai giữa và tai trong, đo thính lực (ABR, OAE).

6. Điều trị

·                     Thiết bị trợ thính: Dùng máy trợ thính dẫn truyền qua xương (BAHA) giúp cải thiện thính lực.

·                     Phẫu thuật tái tạo tai ngoài:

o                  Dùng sụn tự thân (thường lấy từ sườn) – thực hiện khi trẻ khoảng 6-10 tuổi.

o                  Sử dụng tai giả bằng silicone (ít phổ biến hơn).

·                     Phẫu thuật mở ống tai ngoài: Chỉ áp dụng khi tai giữa có đủ điều kiện để tái tạo dẫn truyền âm thanh.

7. Tiên lượng

·                     Nếu can thiệp sớm bằng máy trợ thính và phẫu thuật, trẻ có thể phát triển khả năng nghe và giao tiếp gần như bình thường.

·                     Điều quan trọng là phát hiện và can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và tâm lý của trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

UpToDate 2025