NHỮNG NGUY CƠ SỨC KHỎE CỦA BÉO PHÌ
Béo phì có nghĩa là gì?
Bác sĩ sẽ sử dụng công thức để tính “chỉ số khối cơ thể” hay BMI để trả lời 1 người bị cân nặng thấp, cân nặng khỏe mạnh, thừa cân hay bị béo phì. BMI = cân nặng (kg) : [chiều cao (m)]2. BMI của bạn trả lời bạn thuộc loại nào dựa vào cân nặng và chiều cao.
- Nếu BMI của bạn từ 25 đến 29,9, bạn thừa cân.
- Nếu BMI của bạn ≥30, bạn bị béo phì.
Béo phì là một bệnh vì làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh khác nhau. Béo phì cũng làm cho bạn khó di chuyển, khó thở và khó làm những việc mà người có cân nặng khỏe mạnh có thể làm dễ dàng.
Những nguy cơ sức khỏe nào của béo phì?
Béo phì làm tăng nguy cơ bị nhiều bệnh. Sau đây là một số ví dụ:
- Đái tháo đường.
- Tăng huyết áp.
- Tăng cholesterol máu.
- Bệnh tim.
- Đột quỵ.
- Ngưng thở khi ngủ.
- Hen (suyễn).
- Ung thư.
- Béo phì làm trẻ em lớn nhanh hơn bình thường và làm trẻ gái dậy thì sớm hơn.
Tôi có cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hay không?
Có. Nếu bạn bị thừa cân hoặc bị béo phì, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn. Bác sĩ có thể tư vấn những cách khỏe mạnh để giảm cân. Bạn cũng nhờ bác sĩ dinh dưỡng tư vấn. Bác sĩ dinh dưỡng có thể giúp bạn chọn thức ăn khỏe mạnh.
Có loại thuốc nào làm giảm cân hay không?
Có. Có thuốc và phẫu thuật làm giảm cân. Nhưng những cách điều trị này chỉ dành cho những người không thể giảm cân bằng cách thay đổi lối sống như chế độ dinh dưỡng và tập thể dục. Hơn nữa, điều trị giảm cân không thể thay thế chế độ dinh dưỡng và tập thể dục.
Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa các vấn đề do béo phì gây ra?
Cách tốt nhất bạn có thể làm là giảm cân. Nhưng ngay cả khi bạn không thể giảm cân, bạn có thể cải thiện sức khỏe của bạn và làm giảm các nguy cơ, nếu bạn:
- Hoạt động hơn
Nhiều loại hoạt động thể lực có thể giúp bạn, kể cả đi bộ. Bạn có thể bắt đầu thời gian ngắn lúc đầu sau đó tăng lên từ từ khi bạn khỏe và sự chịu đựng của bạn tăng. Bất cứ điều gì làm cơ thể bạn vận động đều tốt cho bạn.
- Cải thiện chế độ ăn của bạn
Để khỏe mạnh cần ăn uống đúng giờ, ăn khẩu phần nhỏ, không bỏ bữa ăn. Hạn chế đồ ngọt và tránh các thức ăn chế biến sẵn. Cố gắng ăn nhiều rau, quả.
- Bỏ hút thuốc (nếu bạn có hút thuốc)
Một số người bắt đầu ăn nhiều hơn sau khi ngừng hút thuốc, vì vậy hãy chọn những thức ăn khỏe mạnh.
- Hạn chế bia, rượu
Đối với phụ nữ, uống không quá một ly mỗi ngày. Đối với nam, uống không quá hai ly mỗi ngày.
Nguyên nhân của béo phì là gì?
Lý do tăng nguy cơ béo phì nhiều nhất là có lối sống không khỏe mạnh. Hầu hết những người bị béo phì do ăn quá nhiều, ăn những thức ăn không khỏe mạnh và vận động quá ít. Đặc biệt những người xem ti vi quá nhiều. Có những lý do khác làm tăng nguy cơ béo phì. Đó là:
- Thói quen của bà mẹ trong khi mang thai và sau khi mang thai. Ăn thức ăn nhiều calo, bị đái tháo đường, hút thuốc khi mang thai làm tăng nguy cơ cho đứa con bị béo phì khi trưởng thành. Trẻ bú sữa công thức có nhiều nguy cơ bị béo phì hơn so với trẻ bú sữa mẹ.
- Ngủ quá ít. Những người ngủ không đủ có nhiều khả năng bị béo phì hơn so với người ngủ đủ.
- Sử dụng một số thuốc. Sử dụng lâu dài một số thuốc, như một số thuốc điều trị trầm cảm, có thể gây tăng cân.
- Một số tình trạng hormon. Một số bệnh về hormon có thể tăng nguy cơ bị béo phì. Ví dụ: hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây béo phì và các triệu chứng khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UpToDate 2024